Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nhật Bản cho sử dụng ODA hỗ trợ quân sự
Việc cho phép sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) để hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài trong những chiến dịch phi chiến đấu như cứu trợ thảm họa, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển… được coi là bước chuyển quan trọng chính sách an ninh của Nhật Bản.

 



Ảnh minh họa. Nguồn: Paresh

 

Trung tuần tháng 2 này, nội các Nhật Bản đã thông qua hiến chương mới về viện trợ nước ngoài, trong đó lần đầu tiên cho phép sử dụng ODA của nước này để hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài. Đây là lần đầu tiên sau 12 năm Nhật Bản thông qua việc sửa đổi chính sách ODA.

 

ODA, nay đổi tên thành Hiến chương Hợp tác Phát triển, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ sử dụng viện trợ nước ngoài một cách hiệu quả và chiến lược hơn để bảo đảm lợi ích quốc gia - cụ thể là để duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của đất nước, tạo môi trường quốc tế ổn định, minh bạch cũng như duy trì và bảo vệ trật tự quốc tế trên cơ sở các giá trị phổ quát.

 

Đặc biệt, hiến chương sửa đổi lần này tái khẳng định chính sách viện trợ nước ngoài của Nhật Bản không được sử dụng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, tùy theo các trường hợp cụ thể, ODA của Nhật Bản có thể được sử dụng để hỗ trợ các lực lượng nước ngoài trong các chiến dịch như cứu trợ thảm họa, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của lực lượng bảo vệ bờ biển. Thay đổi này đã phản ánh chính sách nâng cao vai trò quốc tế và tăng cường an ninh quốc gia mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thực hiện. Theo giới chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đây là lần đầu tiên tài liệu đề cập tới lợi ích quốc gia là một trong số các mục tiêu của việc cấp ODA.

Trong điều lệ ODA hiện thời, được nội các phê duyệt vào năm 1992, ODA của Nhật Bản chủ yếu được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo ở các nước tiếp nhận nguồn vốn này thông qua các khoản vay, tài trợ và hợp tác công nghệ. Chính sách ODA hiện nay của Nhật Bản cũng quy định “tránh sử dụng nguồn vốn ODA cho các mục đích quân sự hoặc làm tăng xung đột quốc tế”, nghĩa là cấm viện trợ cho các dự án có liên quan đến quân sự dưới bất cứ hình thức nào, kể cả việc huấn luyện quân nhân nước ngoài trong khắc phục hậu quả thiên tai.

 

Tuy nhiên, kể từ khi lên cầm quyền năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã tham khảo kinh nghiệm hợp tác triển khai hoạt động cứu hộ giữa lực lượng phòng vệ và quân đội Mỹ sau cơn bão Haiyan ở Philippines, trong đó tập trung quan tâm đến thực trạng: vai trò của quân đội trong các lĩnh vực phi quân sự như cứu trợ thảm họa, giảm nhẹ thiên tai ngày càng tăng. Cũng trong năm 2012, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu hỗ trợ kỹ thuật phi chiến đấu (nhưng chưa sử dụng nguồn vốn ODA) cho Bộ Quốc phòng và quân đội ở một số nước Đông Nam Á.

 

Những điều chỉnh trong chính sách phân bổ nguồn vốn ODA của Tokyo được nhìn nhận là thêm một bước chuyển quan trọng trong chính sách an ninh, phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và tại Đông Bắc Á gắn liền với bước đi của Trung Quốc.

 

Các chuyên gia phân tích cho rằng, những thay đổi trong phân bổ ODA được xem là một phần nỗ lực của Nhật Bản nhằm mở rộng vai trò trong an ninh toàn cầu, thúc đẩy các mối quan hệ an ninh trong khu vực giữa lúc căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chưa lắng dịu. Hiến chương được xem là mũi tên thứ ba và là cuối cùng trong chính sách an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe. Hai mũi tên trước đó là quyền phòng vệ tập thể và nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí - đều đã được thông qua sau khi Chính phủ của ông Abe thay đổi cách diễn giải trong Hiến pháp.

 

Trong thời gian gần đây, phản ứng trước sự mở rộng hiện diện ngoại giao và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có sự dịch chuyển chiến lược, hướng đến sử dụng một phần  nguồn vốn ODA với mục đích thúc đẩy các sáng kiến an ninh. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, được nội các Nhật Bản phê duyệt tháng 12.2013 quy định: “sử dụng chiến lược nguồn vốn ODA” là phải thực hiện việc “chủ động và tích cực đóng góp cho hòa bình”. Chính phủ Nhật Bản tin rằng những thay đổi này là cần thiết để ODA đóng vai trò trong thúc đẩy quốc phòng.

 

Một số ý kiến lo ngại tiền viện trợ hoặc các thiết bị do Nhật Bản tài trợ có thể bị dùng vào mục đích quân sự. Giáo sư Yoichi Ishii thuộc Trường Đại học Kanagawa cho rằng: Chính phủ viện trợ để cứu hộ sau thảm họa. Các thiết bị như xe tải, trực thăng được sử dụng cho các kế hoạch tương tự. Vấn đề là không có gì bảo đảm chúng sẽ không bị sử dụng sai mục đích. Chúng ta có thể mua đúng thiết bị nhưng để phân biệt dùng trong quân sự hay phi quân sự lại là ranh giới mong manh.

 

Cùng với Mỹ, Anh và Đức, Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia cung cấp ODA lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, viện trợ nước ngoài của Nhật Bản ước tính đạt 7,1 tỷ USD vào năm 2013. Thời gian gần đây, Nhật Bản còn tăng cường viện trợ cho các hoạt động chống khủng bố, điển hình như viện trợ 200 triệu USD cho các quốc gia vùng Vịnh để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hồi tháng trước.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Putin được gì từ lệnh ngừng bắn? (13-02-2015)
    Thêm lý do Hy Lạp ngả về Nga (13-02-2015)
    Đức nổi lên trong khủng hoảng Ukraine, Hy Lạp (12-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho gói cứu trợ của Hy Lạp (12-02-2015)
    Lãnh đạo 4 nước đánh “đòn cân não” về Ukraine (12-02-2015)
    Vì sao ông Kim Jong Un quyết không thăm Trung Quốc? (12-02-2015)
    Hy Lạp bắn phát súng chống chủ nghĩa thực dân mới (11-02-2015)
    Nga phá thế cô lập bằng ngoại giao (11-02-2015)
    Nga-EU chung mục tiêu, Mỹ một mình một cửa? (11-02-2015)
    Obama gọi điện “dọa dẫm” Putin (11-02-2015)
    Giấc mơ của một lục địa (10-02-2015)
    Merkel: Đức có nhận thức thực tế hơn với Mỹ (10-02-2015)
    Cơ hội cuối cùng cho Ukraina? (10-02-2015)
    Thủ tướng Hi Lạp quyết đối đầu với châu Âu (09-02-2015)
    Nước cờ tiếp theo của Putin? (09-02-2015)
    Chiến lược của Mỹ và 'thế chân vạc' Nga-Mỹ-Trung (09-02-2015)
    Nội bộ NATO rạn nứt vì 'tấn bi kịch ở Ukraine' (09-02-2015)
    Tình hình Hy Lạp nghiêm trọng thế nào trong thời gian tới? (08-02-2015)
    Tung bằng chứng chống Nga, Poroshenko muốn gì? (08-02-2015)
    Lý do xung đột phương Tây - Hồi giáo (08-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152755323.